Chế độ Trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp[1] việc cấp thẻ được tiến hành theo một thủ tục nghiêm ngặt.[6] Và khi tham gia tố tụng thì Trợ giúp viên pháp lý, cần phải xuất trình giấy chứng nhận tham gia tố tụng và thẻ trợ giúp viên pháp lý, họ có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng và được sử dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.[4]

Tuy vậy, trong quá trình tác nghiệp trong hoạt động tố tụng còn gặp không ít khó khăn nhất là một số cơ quan gây các thủ tục còn gây phiền hà như cấp giấy chứng nhận người bào chữa, gửi các bản án sau khi xét xử tới người thực hiện trợ giúp pháp lý, bản án có khi không ghi chức danh của người thực hiện trợ giúp pháp lý.[4][7]

Trợ giúp viên pháp luật được nhà nước cho đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.[5][8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trợ giúp viên pháp lý http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=83&mo... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organiza... http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-ca... http://tgpl.gov.vn/Giai-phap-nao-de-tro-giup-vien-... http://tgpl.gov.vn/Vai-tro-cua-Tro-giup-vien-phap-... http://www.phapluatvn.vn/tuphap/201111/Tro-giup-vi... http://www.phapluatvn.vn/tuphap/201208/Trang-phuc-... http://phapluatxahoi.vn/20121227095922492p1002c102...